💎 KIẾN THỨC
1) Định nghĩa: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \( \cfrac{a }{ b} \), với \( a, b \in Z, b ≠ 0 \).
Kí hiệu: Q
2) Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số:
Mọi số hữu tỉ đều biểu diễn được trên trục số.
3) So sánh hai số hữu tỉ:
+ Với hai số hữu tỉ x và y ta luôn có:
x < y
hoặc x > y
hoặc x = y
+ Để so sánh hai số hữu tỉ, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.
+ Số hữu tỉ lớn hơn 0 được gọi là số hữu tỉ dương.
+ Số hữu tỉ bé hơn 0 được gọi là số hữu tỉ âm.
+ Số 0 không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm.
📖 BÀI TẬP CƠ BẢN
📚 Bài tập 1: Điền các kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:
a) \( \cfrac{-3 }{5 } \) ...?... Z
\( \cfrac{2 }{3 } \in \) ... ? ...
b) N ...?... Z \( \subset \) ...?...
a) \( \cfrac{-3 }{5 } \not \in Z \) \( \cfrac{2 }{3 } \in Q \) b) \( N \subset Z \subset Q \)
📚 Bài tập 2: Điền các kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:
a) -3 ...?... Q
b) 0 ...?... Q
a) \( -3 \in Q \) b) \( 0 \in Q \)
📚 Bài tập 3: So sánh các số sau:
a) \( \cfrac{ 3}{5 } \) và \( \cfrac{ 2}{ 4} \)
b) \( \cfrac{-4 }{ 27} \) và \( -0,2 \)
c) \( \cfrac{6 }{ 10} \) và \( \cfrac{9}{15} \)
a) \( \cfrac{ 3}{5 } = \cfrac{12 }{20 } \) \( \cfrac{ 2}{ 4} = \cfrac{10 }{20 } \) Vì \( \cfrac{ 12}{20 } > \cfrac{10 }{ 20} \) nên \( \cfrac{ 3}{ 5} > \cfrac{ 2}{4 } \) b) \( \cfrac{-4 }{ 27} \) và \( -0,2 \) c) \( \cfrac{6 }{ 10} \) và \( \cfrac{9}{15} \)
📚 Bài tập 4: So sánh các số sau:
\( x = \cfrac{ 13}{ 5} ; y = 1 \cfrac{ 2}{5 } \)
📚 Bài tập 5: Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự tăng dần:
\( -1,2 ; \cfrac{ 1}{3 } ; \cfrac{ 2}{4 } ; 0 \)