In bài này
Chuyên mục: 🎬 SỐ HỌC
Lượt xem: 915

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

🎬 BÀI GIẢNG

 

💎 KIẾN THỨC

1) Khái niệm: tập hợp là một khái niệm cơ bản nhất mà ta thường gặp trong cuộc sống.

- Mỗi tập hợp có thể có 1 , nhiều, hoặc vô số phần tử hoặc không có  phần tử nào. 

2) Kí hiệu: Ta thường dùng một chữ cái in Hoa ( A; B ; C ... ) để đặt tên cho tập hợp. Các phần tử của tập hợp được đặt trong cặp ngoặc nhọn. Các phần tử cách nhau bởi dấu phẩy hoặc chấm phẩy.

- Kí hiệu: phần tử x có trong tập hợp A kí hiệu x ∈ A ( đọc là: x thuộc tập hợp A )

phần tử y không có trong tập hợp A kí hiệu y ∉ A ( đọc là: y không thuộc tập hợp A )

3)  Để cho một tập hợp, ta thường có 2 cách:

a) Liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Chỉ ra các tính chất đặc trưng của các phần tử trong tập hợp.

 

 

📖 BÀI TẬP CƠ BẢN

Lưu ý:

- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.

- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .

📚 Bài tập 1: Cho A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 13.

a) Viết tập hợp A bằng hai cách.

b) Trong các số \(  3 ; 4 ; 5 ; 6 ;8 ; 9 ; 13 \) số nào thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

 

 a) Viết tập hợp A bằng 2 cách:

Cách 1: \( A = \{ 8 ; 9 ; 10 ; 11 ; 12  \} \)

Cách 2: \( A = \{ x \in N | \: 7 < x < 13 \} \)

b) \( 3 \not \in A \) ,   \( 4 \not \in A \) ,  \( 5 \not \in A \) ,  \( 6 \not \in A \) ,  \( 8 \in A \) ,  \( 9 \in A \) ,   \( 13 \not \in A \) 

 

 


📚 Bài tập 2: Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) Tập hợp A các chữ cái tiếng Việt có mặt trong cụm từ "LIÊN HƯƠNG".

b) Tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 10.

a) \( A = \{\)  L ; I; Ê ; N; H ; Ư ; Ơ ; G \(  \} \)

 

b) \( B = \{ 0 ; 1; 2; 3 ; 4; 5 ; 6 ; 7; 8; 9; 10 \} \)

 

 


📚 Bài tập 3: Viết tập hợp E các đồ dùng học tập trong cặp của em.

 

Lưu ý: tùy theo mỗi học sinh, có thể có kết quả khác nhau.

 

\( E = \{ \) sách, vở, bút, máy tính \( \} \)

 

 


📚 Bài tập 4: Cho M là tập hợp các số chẵn nhỏ hơn 15. Cách viết nào dưới đây là sai?

a) \( M =\{ x | x \) là số chẵn nhỏ hơn 15 \( \} \)

b) \( M =\{ x | x \) là số chia hết cho 2 và nhỏ hơn 15 \( \} \)

c) \( M =\{0; 2;4;6;8;10;12; 14\} \)

d) \( M =\{2;4;6;8;10;12; 14\} \)

d) \( M =\{2;4;6;8;10;12; 14\} \) viết sai, vì thiếu số 0.

 

 


📚 Bài tập 5: Cho A là tập hợp các số lẻ lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10. Viết tập hợp A bằng 2 cách.

 

Cách 1: \( A = \{ 5; 7; 9 \} \)

Cách 2: \( A = \{ x | \) x là số lẻ, \(3 < x < 10 \} \)

 

 

 

 

📖 BÀI TẬP NÂNG CAO

Lưu ý:

- Các bạn nên tự làm trước các bài tập này. Sau đó các bạn đối chiếu kết quả của mình với đáp án của bài.

- Hoặc khi các bạn chưa tìm ra cách giải thì có thể tham khảo bài giải trong phần .

 

 

🔭 EM CẦN BIẾT?

Sau bài học này, các em cần:

- Biết sử dụng thuật ngữ tập hợp.

- Biết được phần tử có thuộc hay không thuộc một tập hợp.

- Biết cách cho tập hợp.

- Biết sử dụng kí hiệu: thuộc (  ) , không thuộc (  ) .

 

🥇 KIỂM TRA

LÀM BÀI KIỂM TRA

 

 

 

×

LƯU Ý: 

- Các bạn Học sinh Khối 6 hãy Đăng nhập tài khoản của mình để tham gia bình luận về bài học, cùng nhau trao dồi kiến thức.
- Chỉ được phép bình luận về các vấn đề liên quan đến bài học.
- Những bình luận thô tục, không phù hợp với môi trường sư phạm sẽ bị xử lý theo nội quy của nhà trường.