In bài này
Chuyên mục: 🎬 HÌNH HỌC 6
Lượt xem: 285

📺 BÀI GIẢNG

 

 

💎 KIẾN THỨC

1. Điểm

- Mỗi chấm nhỏ trên trang giấy, trên bảng, ... cho ta hình ảnh của một điểm. 

- Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, ... để đặt tên cho điểm.

- Chú ý:

+ Khi nói tới hai điểm mà không giải thích gì thêm, ta coi đó là hai điểm phân biệt.

+ Từ những điểm, ta xây dựng được các hình. Mỗi hình là một tập hợp các điểm. 

 

2. Đường thẳng

- Dùng bút kẻ một vạch thẳng dọc theo mép thước ta sẽ được hình ảnh của một đường thẳng.

- Tương tự, dây điện kéo căng, mép tường, ... cho ta hình ảnh của đường thẳng. Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.

- Người ta thường dùng các chữ cái in thường a, b, c, ... để đặt tên cho đường thẳng.

- Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm A, B ta có thể gọi tên đường thẳng đó là đường thẳng AB.

 

3. Điểm thuộc đường thẳng.

- Vẽ một điểm A trên giấy, dùng thước thẳng vẽ đường thẳng d đi qua điểm A. Khi đó, ta nói điểm A thuộc đường thẳng d ( hoặc đường thẳng d chứa điểm A  hoặc điểm A nằm trên đường thẳng d), kí hiệu: \( A \: \in \: d \)

 

 

 - Dùng thước thẳng vẽ đường thẳng d không đi qua điểm B. Khi đó ta nói điểm B không thuộc đường thẳng d ( hoặc đường thẳng d không chứa điểm B hoặc điểm B không nằm trên đường thẳng d), kí hiệu: \( B \: \not \in \: d \)

 

 

📖 BÀI TẬP CƠ BẢN

📚  Bài tập 1: Trong các chữ cái A, a, B, c, D chữ cái nào dùng để kí hiệu cho điểm, chữ cái nào dùng để kí hiệu cho đường thẳng?

 - Chữ cái dùng để đặt tên cho điểm: A, B, D.

- Chữ cái dùng để đặt tên cho đường thẳng: a, c. 

 


📚  Bài tập 2: 

a) Hãy gọi tên đường thẳng trong hình sau:

 

 

b) Hãy gọi tên đường thẳng sau bằng hai cách:

 

 a) Hình trên gồm 2 đường thẳng m và n.

 

b) Cách gọi thứ nhất: đường thẳng d.

   Cách gọi thứ hai: đường thẳng MN.

 

 


📚  Bài tập 3: Quan sát hình vẽ dưới đây, sử dụng kí hiệu \( \in , \not \in \) thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

 

a) A     ?        c

b) E     ?        c

c) E           b 

 

a) A     \( \in \)        c

b) E     \( \not \in \)        c

c) E     \( \in \)        b

 


📚  Bài tập 4: 

a) Vẽ điểm M nằm trên đường thẳng d và viết kí hiệu.

b) Vẽ điểm N không nằm trên đường thẳng m và viết kí hiệu.

 

a) Vẽ điểm M nằm trên đường thẳng d:

Kí hiệu: \( M \ \in \: d \)

 

b) Vẽ điểm N không nằm trên đường thẳng m:

 

Kí hiệu: \( N \: \not \in \: m \)

 


📚  Bài tập 5: Cho hình vẽ sau:

 

 

a) Những điểm nào thuộc đường thẳng p, điểm nào không thuộc đường thẳng p?

b) Những đường thẳng nào chứa điểm A và B?

 a) Điểm A, B, E thuộc đường thẳng p, điểm D, C không thuộc đường thẳng p.

 

b) Đường thẳng p chứa 2 điểm A và B.

 


📚  Bài tập 6: Hãy vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Điểm D thuộc cả hai đường thẳng a và b.

b) Điểm E thuộc đường thẳng a nhưng không thuộc đường thẳng b.

 

a) Điểm D thuộc cả hai đường thẳng a và b.

 

b) Điểm E thuộc đường thẳng a nhưng không thuộc đường thẳng b.

 

 


📚  Bài tập 7: Vẽ ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng tạo thành?

 

Có 3 đường thẳng tạo thành.

 

📖 BÀI TẬP NÂNG CAO

[TEXT]

🔬 EM CẦN BIẾT?

🍜 Sau bài học này, các em cần làm được những gì?

- Vẽ và kí hiệu được điểm và đường thẳng.

- Biết được: có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước.

- Nêu được một điểm thuộc hay không thuộc một đường thẳng.

- Tìm được một số hình ảnh của điểm và đường thẳng trong thực tế.

 

🥇 KIỂM TRA

LÀM BÀI KIỂM TRA